CHỨNG CHỈ VIỄN THÔNG MÀ SINH VIÊN CẦN TRANG BỊ
Qua 4 năm đại học, các bạn sinh viên ngành Viễn Thông và CNTT đã hình dung ra được công việc tương lai của mình là làm gì chưa?. Và cần trang bị những kỹ năng gì? Cần trang bị những chứng chỉ viễn thông và chứng chỉ công nghệ thông tin gì?
1. Thực tế ngành Viễn Thông – Công nghệ thông tin
Theo Vietnamworks dự báo tới năm 2020, Việt Nam có thể thiếu đến 400.000 lao động ICT (công nghệ thông tin và truyền thông), và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động. Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực lớn, các chương trình đào tạo trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao: hiện nay chỉ khoảng 28% đạt yêu cầu, còn 72% phải đào tạo bổ sung với thời gian ít nhất mất 3 tháng. (nguồn: tuoitre.vn).
Thế thì sinh viên mới ra trường thì làm sao đáp ứng được yêu cầu của các nhà doanh nghiệp? Làm sao có được kinh nghiệm 2-3 năm mà các nhà tuyển dụng yêu cầu?
Thế là các bạn đua nhau đi học ở các trung tâm, nào là CCNA, CCNP,… Thế nhưng, có ai tư vấn cho các bạn là học những kiến thức đó thì có thể apply vào những công ty nào không, nhu cầu bao nhiêu? Có bao doanh nghiệp đang sử dụng các thiết bị của Cisco?
Thật ra, trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp thì ngoài các thiết bị mạng còn có 02 hệ thống nữa là Server (Web server, File server, Database) và tổng đài nội bộ (tổng đài VoIP),… và các hệ thống này đều có các chứng chỉ quốc tế tương ứng mà bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước khi đi tìm việc làm.
Hiện nay mảng system Linux thì có các chứng chỉ: Linux LPI 1 – 2, Openstack,,, mảng tổng đài thì có các chứng chỉ của hãng Asterisk.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn sinh viên, các kỹ sư IT về cách thi và lấy chứng chỉ quốc tế về tổng đài Asterisk (chứng chỉ Asterisk) để tăng lợi thế khi tìm việc hoặc có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình sau này.
Điều đặc biệt là hệ thống chứng chỉ Asterisk hiện đang cho phép thi các chứng chỉ cơ bản và không phải mất phí, nên các bạn tranh thủ nhé.
2. Về các chứng chỉ Viễn thông – Công nghệ thông tin
Các chứng chỉ quốc tế về tổng đài IP gồm có: dCAA (Digium Certified Asterisk Administrator), FreePBX Certified Essentials, PBXact Essentials,…
Các chứng chỉ trên dành cho các bạn đang muốn theo về lĩnh vực tổng đài IP (tổng đài VoIP), đó có thể là sinh viên ngành Điện tử Viễn thông, ngành Công nghệ thông tin hoặc có thể là một kỹ sư IT đã ra trường, một Devloper muốn phát triển ứng dụng OTT,…. Nó có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua kỳ phỏng vấn và chứng tỏ năng lực của các bạn đối với công ty.
Các chứng chỉ Viễn thông ở trên chúng ta có thể thi ở: training.sagoma.com và được cấp chứng chỉ quốc tế.
Bên dưới là các chứng chỉ Asterisk quốc tế với hình thức thi online.
2.1 Chứng chỉ Asterisk – Digium Certified Asterisk Administrator – dCAA
Là chứng chỉ Asterisk được cấp bởi hãng Sagoma (chủ sở hữu của Digium – công ty mẹ của Asterisk), bao gồm các kiến thức về Asterisk liên quan đến việc cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống và một số kiến thức về điện thoại IP. Chứng chỉ này có thể thi online.
2.2 Chứng chỉ FreePBX Certified Essentials
Chứng chỉ FreePBX Certified Essentials sẽ xác nhận bạn có thể cài đặt và quản trị hệ thống Asterisk. Để nhận được chứng chỉ bạn phải hoàn thành bài thi với số điểm trên 8. Bài thi này vẫn phải thi thông qua hình thức online.
2.3 Chứng chỉ PBXact Essentials
Đây là chứng chỉ về kiến thức sử dụng tổng đài PBXact của hãng Sangoma. Điều kiện để nhận được chứng chỉ này là bạn phải hoàn thành 32/40 câu hỏi. Chứng chỉ sẽ được nhận sau khi kết thúc bài thi.
Vậy để hoàn thành bài thi và có thể nhận được chứng chỉ quốc tế thì cần có kiến thức gì?
Trung tâm nào cung cấp kiến thức và hỗ trợ ôn luyện thi lấy chứng chỉ Viễn thông (chứng chỉ Asterisk) quốc tế?
>> ĐÓ LÀ TEL4VN – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIỄN THÔNG VÀ CNTT
>> Hướng dẫn cách thi chứng chỉ Asterisk
2.4 Các chứng chỉ về Network
CISSP
Bảo mật ngày trở nên quan trọng. (ISC)², tổ chức quản lý chứng chỉ Chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin (Certified Information Systems Security Professional – CISSP), đã tạo dựng được một chứng chỉ bảo mật độc lập với các hãng công nghệ rất tiếng tăm. CISSP được cấp cho những người có kiến thức bảo mật vật lý và mạng cũng như khả năng quản lý nguy cơ và có kiến thức những vấn đề liên quan đến bảo mật.
CISSP được thiết kế dành cho những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về bảo mật. Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standards Institute – ANSI) là cơ quan cấp chứng chỉ này.
Theo một báo cáo gần đây của công ty tuyển dụng Robert Half, 77% giám đốc thông tin (CIO) ở Anh tin rằng trong 5 năm tới họ sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa về an ninh vì thiếu tài năng bảo mật công nghệ thông tin.
Chứng nhận CISSP của (ISC)² là tiêu chuẩn vàng cho các chuyên gia CNTT, có vai trò bảo mật về quản lý và kỹ thuật cao. CHứng chỉ này chứng tỏ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên sâu và sự tự tin để thiết kế, thực hiện, quản lý các chương trình bảo mật tổng thể của một doanh nghiệp.
Information Commissioner đã xác định rằng, việc vi phạm an ninh mạng đã tăng 88% kể từ đầu năm 2015. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng đang không ngừng gia tăng chính sách an ninh, bảo mật của họ bằng cách sử dụng những người được cấp chứng chỉ này ở mức cao nhất. Với xu hướng hiện nay, CISSP sẽ tiếp tục là con đường tuyệt vời để đạt được vị trí cao nhất trong lĩnh vực bảo mật, an ninh mạng.
EC-Council Certified Ethical Hacker (CEH)
Chứng chỉ CEH của EC-Council là chứng chỉ CNTT chuẩn bị cho bạn những kiến thức để xác định điểm yếu hoặc các lỗ hổng trong mạng của một doanh nghiệp, đặc biệt là những lỗ hổng bảo mật. Bạn sẽ sử dụng những kỹ năng này để bảo vệ doanh nghiệp và vá bất cứ những lỗ hổng tiềm ẩn nào.
EC-Council đã dành hàng nghìn giờ công phu để nghiên cứu những xu hướng mới nhất và khám phá những kỹ thuật bí mật được sử dụng bởi “cộng đồng ngầm” để đưa ra chương trình giảng dạy cũng như những bài kiểm tra cho phiên bản 9 mới nhất.
Không nghi ngờ gì rằng chứng nhận này sẽ tiếp tục được phổ biến trong ngành công nghệ thông tin khi mà những cuộc tấn công quy mô lớn liên tục xảy ra gần đây với những công ty công nghệ có tên tuổi như Yahoo, Tesco, Netfix, Reddit,…
CCNA
Chứng chỉ chuyên gia mạng Cisco (Cisco Certified Internetwork Expert – CCIE) là chứng chỉ có giá trị nhất trong các chứng chỉ mạng của Cisco. Nhưng chứng chỉ cơ bản công nghệ mạng của Cisco (CCNA – Cisco Certified Network Associate) có thể thiết thực hơn với nhiều tổ chức. Bởi không phải công ty nào cũng có đủ điều kiện để đào tạo hay thuê một CCIE hoặc cần đến một người có chứng chỉ này.
Đa phần các tổ chức nhỏ và vừa cần đến đến người có CCNA – chứng chỉ cấp cho những người có kiến thức cơ bản trong việc quản trị thiết bị mạng của Cisco. Đặc biệt khi các công ty vừa và nhỏ ngày càng lệ thuộc vào các công nghệ truy cập từ xa, các kỹ năng hệ thống Cisco cơ bản ngày càng trở nên quan trọng hơn.
MCITP
MCITP là chuyên gia CNTT được Microsoft chứng nhận (Microsoft Certified IT Professional). Đây là chứng chỉ rất quan trọng của Microsoft cấp cho những người đã chứng tỏ được khả năng trong các công việc: lập trình viên cơ sở dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị máy chủ và quản trị hệ thống máy chủ mail. Để có chứng chỉ này, các ứng viên phải trải qua nhiều kỳ thi của Microsoft.
MCTS
Đây là giấy chứng nhận bạn là chuyên gia công nghệ của Microsoft (MCTS – Microsoft Certified Technology Specialist). MCTS giúp nhân viên CNTT hoàn thiện các kỹ năng cài đặt, bảo trì và xử lý một công nghệ nào đó của Microsoft.
Chứng chỉ MCTS được thiết kế để truyền đạt các kỹ năng và kiến thức về một nền tảng công nghệ của Microsoft. MCTS gồm rất nhiều chứng chỉ cho từng kỹ năng công nghệ riêng biệt. Ví dụ, có thể bạn không dành được chứng chỉ MCTS về SQL Server 2008 nhưng bạn vẫn có thể có được chứng chỉ MCTS về tạo cơ sở dữ liệu (MCTS: SQL Server 2008, Database Development), về quản trị máy chủ (MCTS: SQL Server 2008, Implementation and Maintenance).
Security+
Bảo mật luôn là lĩnh vực quan trọng. Điều này sẽ không thay đổi. Trong thực tế, tầm quan trong của bảo mật trong CNTT ngày càng tăng. Một trong những cách nhanh nhất để làm mất giá trị doanh nghiệp, lòng tin của khách hàng và doanh thu là bị rò rỉ dữ liệu. Và có lẽ không ai trong lĩnh vực công nghệ muốn chịu trách nhiệm cho những vụ rò rỉ dữ liệu đó.
Chứng chỉ Security+ của CompTIA là sự đánh giá trung lập cho những người làm trong lĩnh vực CNTT (ít nhất 2 năm kinh nghiệm) muốn khẳng định sự thành thạo các kiến thức căn bản về bảo mật (như bảo mật mạng, hạ tầng mạng lưới, kiểm soát truy cập, các nguyên tắc bảo mật trong tổ chức…). Đây là chứng chỉ mà bất kỳ ai tham gia quản lý dữ liệu khách hàng hay các thông tin nhạy cảm khác cần có. Để có chứng chỉ này chỉ cần trải qua một kỳ thi.
MCPD
Chứng chỉ MCPD (Microsoft Certified Professional Developer) đánh giá khả năng của một lập trình viên trong việc xây dựng và duy trì các giải pháp phần mềm sử dụng công cụ Visual Studio 2008 và Microsoft .NET Framework 3.5. Chứng chỉ này gồm ba cấp độ: Windows Developer 3.5, ASP.NET Developer 3.5, and Enterprise Applications Developer 3.5. Mỗi cấp độ là một kỳ thi, riêng cấp độ Enterprise Applications Developer 3.5 cần tới hai kỳ thi.
A+
Các chuyên gia công nghệ có kỹ năng hỗ trợ và kiến thức phần cứng chắc chắn ngày càng khó tìm. Không quá nhiều hãnh diện khi là người xử lý những lỗi khởi động Windows hay trục trặc máy tính. Nhưng những kỹ năng này là thiết yếu để duy trì hoạt động ổn định của các doanh nghiệp.
Có thêm chứng chỉ A+ của CompTIA trong sơ yếu lý lịch là cách nói cho những người tuyển dụng biết rằng bạn là người có kinh nghiệm hỗ trợ các hệ thống máy tính. Khi cần cài đặt máy tính, chẩn đoán các vấn đề, bảo trì, xử lý trục trặc mạng hay máy tính, các tổ chức muốn tìm những kỹ thuật viên có chứng chỉ A+ hơn là những người không có chứng chỉ này.
Để có chứng chỉ này, ứng viên phải trải qua nhiều kỳ thi, qua các bài kiểm tra kiến thức chuyên môn như hỗ trợ từ xa hay kỹ thuật viên CNTT.
PMP
Một số chứng chỉ có giá trị bằng cách nhắm đến kỹ năng và chuyên môn đặc biệt. Chứng chỉ chuyên gia quản lý dự án (Project Management Professional – PMP) là một minh chứng. Viện quản lý dự án (Project Management Institute), tổ chức phi lợi nhuận hoạt động như hiệp hội những người làm quản lý dự án, đóng vai trò quản lý hoạt động thi PMP.
Chứng chỉ này đánh giá kiến thức quản lý dự án của ứng viên, gồm kỹ năng và kiến thức lập kế hoạch, thực thi, kế hoạch ngân sách và tổ chức dự án công nghệ. Các ứng viên đủ tư cách thường phải có 3-5 năm kinh nghiệm quản lý dự án.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, những người có kỹ năng quản lý được thừa nhận rất được trọng vọng.
MCSE và MCSA
Sau nhiều năm ra đời, chứng chỉ kỹ sư hệ thống Microsoft (Microsoft Certified Systems Engineer – MCSE) và quản trị Microsoft (Microsoft Certified Systems Administrator – MCSA) vẫn rất giá trị.
Chứng chỉ MCSE cấp cho những người có thể thiết kế, thực hiện và quản trị các ứng dụng dựa trên Microsoft 2000 Windows Server và các nền tảng máy chủ Windows khác. Để có chứng chỉ này khá vất cả, ứng viên phải trải qua 7 kỳ thi về hệ thống mạng, hệ điều hành máy khách và thiết kế.
Còn MCSA cấp cho những người có khả năng quản lý và xử lý các môi trường mạng trên nền tảng hệ điều hành Windows. Ứng viên phải trải qua hai kỳ thi về hệ thống mạng, một kỳ thi về hệ điều hành máy khách và một kỳ thi lựa chọn để có MCSA.
Các chứng chỉ này có thể sẽ bị Microsoft thay thế bởi các chứng chỉ mới, nhưng chúng vẫn là thước đo kiến thức cơ bản về các nền tảng Windows.
Microsoft MCSD: App Builder
Chứng chỉ MCSD: App Builder mới sẽ cung cấp cho bạn cách tạo và triển khai các ứng dụng web hiện đại cũng như phát triển các kỹ năng để xây dựng ứng dụng di động hợp xu hướng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Gartner đã chỉ ra rằng nhu cầu thị trường về phát triển ứng dụng di đồng sẽ tăng ít nhất 5 lần so với khả năng cung cấp của các doanh nghiệp IT.
MCSD: App Builder là chứng chỉ hàng đầu trong lĩnh vực phát triển các kỹ năng thiết kế và triển khai ứng dụng, bảo mật và trải nghiệm người dùng.
Linux+
Mặc dù Microsoft đang lấn lướt nhưng Linux vẫn tiếp tục tiến bước và là nền tảng quan trọng. Những người có kiến thức Linux muốn được công nhận nên có chứng chỉ Linux+ của CompTIA.
Chứng chỉ này được thiết kế dành cho những người có ít nhất 6-12 tháng hoạt động trên môi trường Linux, có kiến thức cơ bản về vận hành máy chủ và máy khách trên nền tảng hệ điều hành nguồn mở này.
3. Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp về tổng đài VoIP và cấp chứng chỉ viễn thông.
Hiện nay thị trường nhân lực có kiến thức về mảng tổng đài IP rất khan hiếm. Vì hầu như các trường đại học sẽ không đi quá sâu về mảng này.
Để các bạn có thể làm việc tốt thì các bạn phải tự mình nghiên cứu, học hỏi. Hoặc tìm các Trung tâm đào tạo để tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn.
Rất may mắn, hiện nay TEL4VN ICT TRAINING CENTER là Trung tâm duy nhất đào tạo các khóa về mảng tổng đài IP (tổng đài Asterisk) trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ các bạn thi lấy chứng chỉ quốc tế về kiến thức đã học. Để có thể “deal” lương với sếp, “khoe” với các nhà tuyển dụng và nâng năng lực của mình lên một “level” mới.
Mình tin rằng với đội ngũ giảng viên TEL4VN nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực VoIP mã nguồn mở và triển khai nhiều hệ thống Call Center – Contact Center với các khách hàng trong và ngoài nước. Chắc chắn các bạn sẽ được cung cấp kiến thức đầy đủ nhất để áp dụng trong thực tế và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Sau khóa học VoIP Admin tại trung tâm. Bạn có thể tự tin hoàn thành bài thi để nhận được chứng chỉ quốc tế mà không gặp bất kì trở ngại nào.
Thông tin các khóa học về VoIP: tại đây
🔗 Website: https://tel4vn.edu.vn/
🔗 Fanpage: https://www.facebook.com/tel4vn
🏠 Địa chỉ: 82/2/9 Đinh Bộ Lĩnh, F.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
☎️ SĐT: 028 3622 0868
📩 Email: tuyensinh@tel4vn.com
Tag:Asterisk Advanced, Asterisk Essentials, Các chứng chỉ ngành Viễn Thông, chứng chỉ viễn thông, dCAA, dCAP, Digium Certified Asterisk Administrator - dCAA, Digium Certified Asterisk Professional - dCAP, Freebpx, FreePBX Certified Essentials, FreePBX Certified Professional, PBXact Essentials, TEL4VN, Trung tâm đào tạo VoIP, Trung tâm TEL4VN, VoIP số 1 Việt Nam, VoIP TpHCM